0

Tâm lý học hành vi là gì? | Safe and Sound

Tâm lý học hành vi nghiên cứu sự tác động qua lại giữa môi trường và hành vi của con người. Tâm lý học hành vi về cơ bản chi xét đến những hành vi quan sát được, còn những thứ như cảm xúc và tâm trạng thì không đề cập đến. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyễn Hoàng Nguyên | Thạc sĩ. Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học hành vi

Tâm lý học hành vi xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 và trở thành một phạm trù cơ bản trong nghiên cứu tâm lý học tại Mỹ. Tâm lý học hành vi được phát triển và bảo vệ bởi hai nhà tâm lý học nổi tiếng là John Watson (1878 – 1958) và Burrhus Skinner (1904 – 1990). Tâm lý học hành vi nghiên cứu sự tác động qua lại giữa môi trường và hành vi của con người. Học thuyết này bác bỏ bất kỳ sự tham gia của tâm lý trong việc hình thành nhân cách và công khai rằng chi có các hành vi có thể quan sát được mới là chủ thể của ngành tâm lý học.

Ảnh 1: Chuyên gia tâm lý Watson (trái) và Skinner (phải) những nhà tiên phong của tâm lý học hành vi

Tuy nhiên, đến những năm 1960, các chuyên gia tâm lý bắt đầu nhận ra rằng học thuyết tâm lý học hành vi không thể giải thích được tất cả hành vi của con người vì nó bỏ qua các quá trình phát triển tinh thần phức tạp. Bởi vì tâm lý học hnàh vi cho rằng tất cả các hành vi có được đều thông qua cơ chế điều kiện hóa. Điều kiện hóa xảy ra khi con người tương tác với môi trường. Các chuyên gia tâm lý học thời đó tin rằng hành vi của chúng ta đối với các kích thích từ môi trường định hình hành động của chúng ta. Bất kể trạng thái tinh thần bên trong chúng ta là gì thì các hành vi vẫn xảy ra một cách có hệ thống.

2. Những thuyết điều kiện hóa trong tâm lý học hành vi

Trong tâm lý học hành vi, có hai thuyết điều kiện hóa được nghiên cứu là điều kiện hóa cổ điển và điều kiện hóa từ kết quả. Thuyết điều kiện hóa cổ điển hoạt động dựa trên việc phát triển một liên kết giữa kích thích từ môi trường và kích thích tự nhiên. Thuyết điều kiện hóa từ kết quả được hình thành từ hành vi ban đầu rồi đưa ra hình thức thưởng phạt tương ứng và duy trì nó trong một thời gian nhất định.

Thuyết điều kiện hóa cổ điển thường được sử dụng trong việc đào tạo hành vi. Các chuyên gia tâm lý sẽ tạo gia các kích thích nhân tạo gợi lên các phản ứng tương tự như một kích thích tự nhiên. Kích thích này được gọi là kích thích có điều kiện và hành vi học được gọi là phản xạ có điều kiện. Thí nghiệm kinh điển được nhắc đến nhiều nhất là của nhà sinh lý học Ivan Pavlov, kết hợp giữa thức ăn (hoặc kích thích nào đó khiến chó tiết nước bọt) với âm thanh của chuông hay chiếc áo khoác trắng của nhân viên phòng thí nghiệm. Sau nhiều lần cho ăn, cuối cùng thì chỉ cần chiếc áo khoác trong phòng thí nghiệm cũng khiến chó tạo ra phản ứng tiết nước bọt.

Ảnh 2: Chó sẽ tiết nước bọt ngay khi nghe thấy tiếng chuông hoặc nhìn thấy áo khóa trong thí nghiệm của Pavlov

Thuyết điều kiện hóa từ kết quả là một phương pháp đào tạo hành vi thông qua củng cố và trừng phạt. Chuyên gia tâm lý Edward Throndike là người tiên phong trong việc mô ta mối quan hệ giữa một hành vi và hậu quả của hành vi. Khi một kết quả mong muốn theo sau một hành động, hành vi đó có nhiều khả năng xảy ra lần nữa trong tương lai. Mặt khác, nếu các kết quả là bất lợi thì hành vi ít có khả năng xảy ra lần nữa trong tương lai.

Tâm lý học hành vi có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm. Lợi dụng thuyết điều kiện hóa cổ điển hay điều kiện hóa từ kết quả, các chuyên gia tâm lý đã đưa ra nhiều phương pháp để thay đổi hành vi của người gặp các vấn đề về rối loạn tâm lý. Hãy cùng tìm hiểu trong những phần tiếp theo nhé.

: Tâm lý học hành vi là gì? | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound